Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Từ tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan đến Chuyện tình Lan và Điệp
“Tôi kể người nghe, đời Lan và Điệp, một chuyện tình cay đắng. Lúc tuổi còn thơ tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thành bài ca...”. Khác với những ca khúc lấy cảm hứng từ kho tàng truyện cổ, 3 bản Chuyện tình Lan và Điệp lại được lấy cảm tác từ một cuốn tiểu thuyết tình cảm lãng mạn đầu thế kỷ 20.

 


Từ tiểu thuyết Tắt lửa lòng


Trong 3 bản Chuyện tình Lan và Điệp thì ca khúc 1 rất quen thuộc với công chúng, nhất là ở phía Nam. Nó được mở đầu bằng câu: “Tôi kể người nghe, đời Lan và Điệp, một chuyện tình cay đắng. Lúc tuổi còn thơ tôi vẫn thường mộng mơ đem viết thành bài ca...”. Nhiều người nhầm tưởng là nhạc sĩ đã được nghe một câu chuyện truyền khẩu và kể lại bằng âm nhạc, nhưng thực ra câu chuyện bắt nguồn từ cuốn tiểu thuyết Tắt lửa lòng của nhà văn Nguyễn Công Hoan (xuất bản năm 1933).



Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) quê quán làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên). Ngay từ lúc văn học quốc ngữ còn non nớt, ông đã đóng góp tích cực cho sự phát triển văn xuôi Việt Nam, xứng đáng là một trong những con chim đầu đàn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Suốt hơn 50 năm cầm bút, di sản văn học của ông để lại thật phong phú với đủ các thể loại như tiểu thuyết, truyện dài, truyện ngắn, bút ký, tiểu luận, hồi ký...


Tác phẩm chính: Kiếp hồng nhan (1923), Tắt lửa lòng (1933), Lệ Dung (1934), Kép Tư Bền (1935), Ông chủ; Bà chủ (1935), Bơ vơ (1936), Nhật ký cô làm công (1936), Bước đường cùng (1938), Thanh Đạm (1942), Nông dân và địa chủ (1955), Tranh tối tranh sáng (1956), Hỗn canh hỗn cư (1961), Đống rác cũ (tập I - 1963), Đời viết văn của tôi (1971) và rất nhiều truyện ngắn.


Riêng tiểu thuyết Tắt lửa lòng có thể tóm tắt như sau: Điệp – một học sinh nghèo tỉnh lẻ và Lan, con gái một ông Tú làng – ân nhân của gia đình Điệp. Điệp và Lan được gia đình hai bên hứa hôn, họ thương yêu nhau rất mực bằng một tình cảm trong sáng, trân trọng nhau. Tuy nhiên, do mắc mưu của một quan phủ, Điệp phải phụ tình Lan để cưới Thúy Liễu, con gái ông quan phủ. Lan ôm mối tình tuyệt vọng, vào chùa cắt tóc đi tu... Sau này, quá chán ngán mối lương duyên hờ với Thúy Liễu nên Điệp đã li dị. Chàng sống một mình, tu tâm học hành và trở thành một bác sĩ giỏi. Điệp đã nhiều lần đến chùa tìm Lan nhưng không gặp được...


Mãi đến mười mấy năm sau, khi Lan lâm bạo bệnh do quá sầu não, chàng mới được phép đưa nàng về nhà chữa trị, nhưng đó cũng là những giây phút cuối cùng của Lan. Nàng lìa đời bỏ lại một mối tình đầy ray rứt.


...đến trường ca Chuyện tình Lan và Điệp



Tác giả của 3 ca khúc Chuyện tình Lan và Điệp là Mạc Phong Linh – Mai Thiết Lĩnh (đây là một trong những bút danh của nhóm Lê Minh Bằng, gồm 3 nhạc sĩ: Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Tuy ký tên chung nhưng hầu hết những sáng tác của nhóm đều do Anh Bằng viết, 2 người kia chỉ góp ý, sửa chữa chút ít).


Nhạc sĩ Lê Dinh giải thích việc sở dĩ nhóm này lấy nhiều bút danh (Lê Minh Bằng, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Cầm, Tôn Nữ Thụy Khương, Giang Minh Sơn...) như sau: “Chúng tôi muốn thử nghiệm một loại nhạc hợp với đa số người thưởng thức, giản dị, nhạc dễ nhớ, lời dễ hiểu, dễ thuộc... nếu nó có được khán thính giả chấp nhận thì là một điều hay, còn nếu không thì cũng chẳng sao, không ảnh hưởng gì đến tên tuổi của 3 anh em chúng tôi. Nhưng chúng tôi không ngờ, những bài như Chuyện Tình Lan và Điệp 1, Cô Hàng Xóm và nhiều bài khác – cũng thuộc loại bài có lời ca hợp với đa số người bình dân - lại được phần đông mến chuộng. Bằng cớ là mỗi lần xuất bản 10.000 bản, chỉ trong vòng một tuần lễ là hết sạch, các đại lý yêu cầu tái bản tới tấp, chúng tôi phải có mặt suốt đêm ở nhà in Tương Lai, đường Trần Hưng Đạo, để lo in cho kịp, có nhiều bài mức phát hành lên đến cả trăm ngàn bản...”.











Nhạc sĩ Anh Bằng.

Nếu trong tiểu thuyết, nhà văn kể lại các sự việc qua góc nhìn của Điệp thì trong các ca khúc, nhạc sĩ lại tập trung vào tâm trạng của Lan, và có những “điểm nhấn” khác nhau. Ở ca khúc 1, là câu “...Lần cuối gặp nhau Lan khẽ nói: Thương mãi nghe anh, em yêu anh chân tình, nếu duyên không thành -  Điệp ơi, Lan cắt tóc quên đời vì anh...” nghe vừa dễ thương vừa xót xa, thương cảm.


Ở ca khúc 2 là: “...Những chiều phai nắng, nàng thường ra ngồi gốc bồ đề, đem bao tâm sự gửi vào hư vô, vì Lan cố tìm quên. Nhưng một ngày kia nàng bắt bướm đặt kề bên cánh lan. Hoa cùng với bướm, ép chung một trang sách chôn cùng một nấm mồ... Ai đã từng yêu, cảm thông nỗi niềm đau thương với nàng. Mối tình đầu tiên nàng đành chôn vùi theo đôi bướm hoa...”. Tuy đã quy y, lánh xa cõi trần, nhưng “Nàng không sao xóa tình yêu xưa cũ, dẫu cho con thuyền neo bến đường tu...” nên đã bắt một con bướm (Điệp) đặt nằm kề bên cánh hoa lan (mình) trên trang giấy, rồi đem chôn chung. Cảnh tượng thật mủi lòng.


Ở ca khúc 3 là: “...Chiều nay cũng như bao lần rồi Lan ra sân đứng khóc cô đơn. Chợt nghe tiếng chuông reo từng hồi xa xa, ai đến viếng thăm chùa. Trời vô tình đã khiến xui nên cơn ly tan, cớ sao vẫn còn xúi người yêu đi thăm Lan. Điệp nhìn Lan không nói, đôi lòng chung đắng cay ứa lệ không lời... Điệp ơi, duyên lỡ làng rồi thôi đành chờ kiếp sau, đừng đem ân tình thương nhớ đến đây chỉ thêm sầu. Cánh cửa trần tu, khép lại rồi mà chuông còn reo mãi, Lan giận đời nên nàng cắt đứt giây chuông từ lưu luyến...”.











Nhạc sĩ Anh Bằng thời trẻ.

Cả 3 ca khúc được thể hiện bằng điệu Bolero dễ hát, nên được phổ biến rộng rãi trong công chúng, nhất là tầng lớp bình dân. Kể từ lúc sáng tác (năm 1965) đến nay đã hơn nửa thế kỷ, và hứa hẹn sẽ còn sống mãi...


Năm 2016 tại TPHCM, một ca sĩ trẻ là Hamlet Trương đã “thử sức” mình khi viết tiếp Chuyện tình Lan và Điệp 4, là góc nhìn từ phía Điệp trong một chiều lên thăm Lan ở chùa. Tuy nhiên, còn quá sớm để đánh giá về ca khúc rất mới này.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Homo Deus: Tương lai có thuộc về loài người? (04-10-2018)
    Tiểu thuyết nổi tiếng với tựa một chữ “V.” ra mắt độc giả Việt Nam (25-09-2018)
    Những điều Cha Mẹ có thể học được từ "Giết con chim Nhại" (22-09-2018)
    THẾ GIỚI CỔ TÍCH U SẦU ĐẸP ĐẼ CỦA OSCAR WILDE (16-09-2018)
    TẠI SAO ĐỌC TÁC PHẨM KINH ĐIỂN (03-09-2018)
    HENRYK SIENKIEWICZ-NHÀ VĂN LỚN CỦA BA LAN VÀ THẾ GIỚI (30-08-2018)
    Vào Thu - Nhớ Về Chị (23-10-2017)
    Như Cỏ Xót Xa Đưa (14-09-2017)
    Cảo thơm lần giở: Rabelais nghĩ gì? (19-08-2017)
    Trở lại Paris (02-06-2017)
    Có một làng người Việt trên đất Ba Lan (30-05-2017)
    Giữ trọn lời thề cỏ may (16-04-2017)
    Sách về hành trình tìm tự do của nô lệ Mỹ giành giải Pulitzer 2017 (11-04-2017)
    Khát vọng và tình yêu của Giang Nam (19-03-2017)
    Những dòng thơ Quang Dũng (22-01-2017)
    Giới thiệu về cuốn sách Trục quay lịch sử (11-01-2017)
    Buôn sách, bán sách và tình yêu văn học (15-08-2016)
    'Túp lều bác Tom' - bản án của một người phụ nữ dành cho chế độ nô lệ Mỹ (20-07-2016)
    Xét lại hình tượng cô Tấm (08-07-2016)
    Một góc nhìn về nguồn gốc tiếng Việt (01-06-2016)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152795483.